Quan hệ với Charlemagne Giáo_hoàng_Ađrianô_I

Tháng bảy Charlemagne đem quân vượt dãy Alpes nhằm giải cứu Giáo hoàng Adrianus I. Trong lúc quân của ông ta bao vây vua Didier người Lombards trong thành Pavia thì ông ta cùng một đoàn tùy tùng đông đảo đi tới Roma và nhắc lại với Giáo hoàng Hadrianus lời tặng đất của cha mình: Rôma và vùng quê La Mã, một dải núi Apennin cùng với thành Pérouse, và về phía bắc, dọc theo bờ biển Adriatique, một vùng đất từ sông Adige xuống đến Ancone. Đó đại thể là cả vùng đất của quận "Ravenne" ngày trước. Về phía Nam còn phải cộng thêm các quận Spolète và Bénévent nữa (điều này rất lâu sau mới thực hiện).

Charlemagne và giáo hoàng Adrian I

Lễ Phục Sinh 774, Charlemagne khải hoàn vào đền Thánh Phêrô tại Roma. Ba cửa Vương cung thánh đường mở toang đón ông, Charlemagne hôn kính từng bậc đền thờ và tới quỳ gối trước Mộ Thánh Tông Đồ, trong khi ca đoàn hát "Ngợi khen đấng nhân danh Chúa mà đến" Đức Hadrianô xác nhận tước hiệu "Cha (Patrice) người Lamã" của Carôlô và Carôlô xác nhận lại với Giáo hoàng việc tặng dữ của Pêpinô.

Thế là đã hình thành sự thống trị về phần đời của các Giáo hoàng đối với miền Trung nước Italia, quyền lực này còn tồn tại suốt mười một thế kỷ nữa. Nhà nước Giáo hoàng mới không là một nước độc lập theo cách hiểu ngày nay. Nó là một bộ phận của đế quốc Franc. Nhưng Giáo hoàng không phải là một viên chức của hoàng đế như dưới triều Justinien. Giáo hoàng không do hoàng đế bổ nhiệm, sau khi được bầu, kết quẩ bầu không cần đến sự phê duyệt của hoàng đế.

Giáo hoàng Hadrianus là một chính khách khôn khéo ý thức được phẩm cách của mình. Ông còn viện dẫn chuyện Hoàng đế Constantin tặng đất cho Giáo hoàng Silvestre, và do nhầm lẫn, ông đã yêu cầu lấy toàn bộ Italia. Song Charlemagne còn bận rộn với SaxeTây Ban Nha, không có thời gian để thực hiện những kế hoạch ấy.

Sự đăng quang của Louis the Pious vua của Aquitane bởi giáo hoàng Hadrianus I

Năm 781, Charlemage qua Roma, ông thấy lễ nghi Roma đẹp và đơn sơ quá. Mặt khác, ông cũng muốn thống nhất lại đế quốc và tái tạo vinh quang của đế quốc La Mã, ông xin Giáo hoàng Adrianus I gửi cho mình một quyển nghi thức để áp dụng trên toàn đế quốc và Adrianus đã gửi cho ông quyển Sacramentariu Gregorianum sang. Từ đó quyển này cũng được gọi là Sacramentariu Gregorianum Hadrianum và được áp dụng trên toàn đế quốc người Frank. Nhờ vậy, Phụng Vụ Grêgôriô, Bình Ca Grêgôriô tràn lan khắp các lãnh thổ dưới quyền binh đội Frank, bổ sung thêm một ít nhân tố mượn trong Phụng Vụ xứ Gaule xưa.

Năm 786 Charlemagne trở lại Ý, để dằn mặt quận công Bênêventô ông mừng lễ Giáng Sinh tại Florencia, rồi viếng Rôma, ông đi khắp nước Ý như ở nhà mình. Rồi một số thành, được hứa dâng Giáo hoàng năm 774, như Mođêna, Mantova, Vicencia, Vêrona, chẳng thấy sáp nhập vào Quốc gia Giáo hoàng bao giờ cả. Ở Sabina người ta cũng không nghe lời Cán bộ điện Latran của Giáo hoàng cho bằng nghe lời quân Pháp. Trong thư từ của Adrianô, ta thấy ông thất vọng, cay đắng, nổi sùng. Thực tế Charlemagne là chủ nước Ý.

Trên thực tế Giáo hoàng thấy quyền hạn của mình được củng cố. Tặng dữ của Pêpinô được mở rộng. Việc Quốc gia Giáo hoàng được Charlemagne, người từ nay thống trị Âu Châu, nhìn nhận, là một điều quan trọng. Một mặt Giáo hoàng đang công khai tranh chấp với Đế quốc Đông Phương, về việc tranh chấp Ảnh Thánh. Mặt khác ông biết mình lệ thuộc binh đội Pháp, không có sự bảo vệ của binh đội này, Quốc gia tí hon của người chịu sao nổi quân Lombarđô và Byzancia.